Ông Tuyên thông tin thêm, theo báo cáo của cơ quan thường trực về tiêm chủng, tính đến hôm nay, đối với người từ 18 tuổi trở lên, Việt Nam đã tiêm mũi 1 đạt 97%, mũi 2 khoảng 70% và tiêm cho khoảng 5 triệu trẻ từ 12-17 tuổi.
![]() |
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Tố Linh |
Như vậy, nước ta cơ bản hoàn thành tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên, đang tiếp tục tiêm mũi 2. Đồng thời, đại diện Bộ Y tế thông tin, phấn đấu trong năm 2021, nước ta tiêm cơ bản xong mũi 2 cho đối tượng trưởng thành, bắt đầu tiêm mũi nhắc lại cho các đối tượng này và tiếp tục triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Về kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 năm 2022, ông Tuyên nêu ra 4 điểm. Thứ nhất, chúng ta đang tập trung tiêm mũi nhắc lại cho người trưởng thành từ 18 trở lên. Thứ 2 là tiêm bổ sung, tiêm vét cho các đối tượng trong quá trình triển khai tiêm chủng vì lý do chống chỉ định, tạm hoãn hoặc lý do khác chưa được tiêm. Thứ 3, tiếp tục tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Thứ 4, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi, sau khi có vắc xin và hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO.
“Chúng tôi phấn đấu đến giữa 2022, cơ bản tiêm xong mũi nhắc lại (tức là mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi”, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Trước thông tin, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 97%, mũi 2 khoảng 70% cho người trên 18 tuổi nhưng ca tử vong vẫn tăng gần bằng đợt cao điểm trong đợt dịch thứ 4, ông Tuyên cũng cho biết: “Về vấn đề bệnh nhân tử vong, theo thống kê chung của thế giới và Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong của chúng ta vẫn thấp nhiều so với thế giới”.
Ông Tuyên khẳng định có nhiều nguyên nhân khác nhau. “Chúng tôi đang giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và các sở y tế đánh giá nguyên nhân cụ thể. Khi có nguyên nhân cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin. Tuy nhiên bước đầu, chúng tôi nhận định, tử vong xuất hiện ở bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc trường hợp người cao tuổi, sức khỏe suy giảm….”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ.
Cũng theo ông Tuyên, để hạn chế người bệnh Covid-19 tử vong, chúng ta chuyển sang chiến lược mới. Hiện, người dân cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1. Tất cả trường hợp F0 nhẹ đều được hướng dẫn điều trị ở nhà với phác đồ và hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp, F0 nặng sẽ đưa vào cơ sở điều trị.
“Bộ Y tế đang tiếp cận các loại thuốc điều trị Covid-19, đang nghiên cứu và đã lưu hành trên thế giới, làm sao để chúng ta đưa lượng thuốc về với tỷ lệ cao nhất, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nặng.
Tôi hi vọng, Khi thuốc được đưa về đầy đủ, theo đúng dẫn của cơ quan chuyên môn thế giới và trong nước, góp phần rất tốt trong điều trị giảm thiểu bệnh nhân tử vong”, Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tuyên, hiện có loại thuốc đã được đưa về và cấp xuống cơ sở, có loại vẫn đang giai đoạn thử nghiệm nghiên cứu. Khi kết thúc nghiên cứu, Bộ Y tế mới xem xét cấp giấy phép.
Về vấn đề đánh giá kháng thể sau tiêm vắc xin để đánh giá hiệu quả vắc xin, ông Đỗ Xuân Tuyên khẳng định: “Không phải bây giờ mà ngay từ đầu khi dịch Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế đã giao các Viện nghiên cứu đánh giá vấn đề này, hiện các viện đang nghiên cứu. Chúng tôi đề nghị sớm công bố nghiên cứu, báo cáo kết quả cho Bộ về các trường hợp đã tiêm vắc xin hoặc nhiễm SARS-CoV-2”.
Ngọc Trang
Một nghiên cứu xác định nguy cơ nhiễm Covid-19 sau khi tiêm liều thứ hai vắc xin Pfizer.
" alt=""/>Chiến lược mới hạn chế bệnh nhân CovidTuy nhiên, đà bắt đáy sau đó đã chứng kiến Bitcoin hồi phục trở lại mốc 40.000 USD, thị trường tiền ảo cũng lấy lại mức vốn hóa 1.800 tỷ USD khiến mơ ước của các game thủ dần trở nên xa vời.
Mặc dù Bitcoin tiếp tục chứng kiến một đợt sụt giá nữa vào đêm 21 rạng sáng ngày 22/5, dân cày coin vẫn không tỏ ra quá lo lắng.
Bởi thực tế dân đào tiền ảo hiện nay không còn quan tâm tới Bitcoin mà tập trung khai thác Ethereum, vốn vẫn có lợi nhuận đào ở mức giá dưới 3.000 USD của Ethereum ở thời điểm hiện tại.
Thậm chí dân đào coin còn có lãi nhiều hơn ở thời điểm Ethereum sụt giá do độ khó đào tăng lên, phí giao dịch (hay còn gọi là gas) tăng cao. Dữ liệu độc lập từ chuyên trang thống kê số liệu toàn cầu Statista cho thấy dân đào đạt lợi nhuận kỷ lục vào ngày 12/5 khi Ethereum lập đỉnh 4.300 USD và sau đó giảm dần nhưng vẫn bằng với mức trung bình của cả tháng 5 và cao hơn tháng 4.
Còn thống kê từ Ether Scan cho thấy, phí giao dịch vào ngày 19/5 đã lập đỉnh 2.000 Gwei (120 USD), đem lại thu nhập kỷ lục 110 triệu USD cho dân đào. Từ lâu, phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum đã được chê là đắt đỏ nhưng cũng là thứ đem lại lợi nhuận cao cho thợ đào khi có hàng triệu giao dịch mỗi ngày trên mạng blockchain của đồng tiền ảo này.
![]() |
Phí giao dịch (gas) của mạng lưới Ethereum đã lập kỷ lục vào ngày 19/5. |
Muốn giao dịch được xử lý nhanh (tức có thợ đào nhận), nhà đầu tư phải bỏ phí Gwei lớn và ngược lại bỏ ít Gwei có thể kéo dài thời gian xử lý giao dịch lâu hơn. Cũng theo ghi nhận từ mạng lưới này, thanh khoản của một khoản vay 750.000 USD hôm 19/5 mất một khoản phí kỷ lục lên tới 37.000 USD ở mức giá 2.442 USD của Ethereum.
Anh Hoàng Tiến Dũng, một chủ trại trâu ở TP.HCM cho biết: “Người đào Chia đang lo lắng còn nông dân Ether vẫn gặt đều tay lợi nhuận x2 do phần thưởng khối hiện đang là 8 - 10 Ethereum”.
Ngoài Ethereum, hiện dân đào Việt cũng đang chuyển hướng sang đồng Chia bởi nó đào bằng cách sử dụng ổ cứng, một thiết bị không ngốn điện năng quá nhiều và cũng không bị khan hiếm hàng như card màn hình.
Phương Nguyễn
Được giới thiệu là tương lai của Bitcoin, đồng Chia khiến nhiều người Việt tham gia khai thác. Tuy vậy, đầu tư đào Chia khiến nhiều người không còn đường lui vì khan hiếm ổ cứng.
" alt=""/>Thợ đào có lãi nhiều hơn khi Bitcoin lao dốc